Tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội và chung tay cùng nhà trường nói không với ma túy

Thứ bảy - 09/12/2023 10:38
Tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội và chung tay cùng nhà trường nói không với ma túy
Hiện nay, tệ nạn xã hội đang là mối nguy hiểm đối với chúng ta. Trong đó, tệ nạn ma túy gây tác hại rất lớn cho con người. Hôm nay, tôi thay mặt cho Tổ Pháp chế trong trường để lên chuyên đề  “ Tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội và chung tay cùng nhà trường nói không với ma túy ”.
Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do ma túy gây ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự; làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình;đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và sự trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm; tuy nhiên tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây nhức nhối cho xã hội và trở thành nỗi lo của nhiều gia đình. Do vậy phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma tuý là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
Sáng ngày 23/10/2023, Trường THCS & THPT Xuân Trường phối hợp với Công An Xã tổ chức Chuyên đề tuyên truyền kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực học đường, ma túy, thuốc lá cho  học sinh nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật.
 
pcblhd2
Học sinh lắng nghe tuyên truy
Tại buổi tuyên truyền, với cách truyền đạt dí dỏm và gần gũi, các đại biểu, thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh đã được các đồng chí Công an Xã tuyên truyền về phòng chống mua bán, tàng trữ, sử dụng ma tuý trái phép, nắm được những loại ma tuý thường gặp, một số kỹ năng thực hành xã hội về phòng ngừa tội phạm ma túy trong môi trường học đường; tác hại của ma túy đối với xã hội, gia đình, bản thân và cách phòng tránh nghiện ma túy, nhất là trong độ tuổi học sinh, ngoài ra còn tuyên truyền cho học sinh biết phòng chống bạo lực học đường; tập trung vào những kiến thức về thực trạng, những tác hại; cách phòng, chống bạo lực học đường, các nguy cơ mà trẻ em phải đối mặt trên không gian mạng và các giải pháp bảo vệ các em khỏi các nguy cơ đó và đưa ra nhiều tình huống bạo lực học đường để các em biết cách xử lý khi gặp trường hợp tương tự xảy ra.
Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích...) sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và gây tác hại về nhiều mặt đối với người nghiện như: Gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh làm giảm đau, gây ảo giác, dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể về tâm sinh lý, làm cho người sử dụng nó ham muốn không kiềm chế được, phải gia tăng liều lượng để thỏa mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng từ đó làm cho sức khỏe bản thân ngày một suy kiệt, nhân cách suy thoái. Hít ma túy gây viêm niêm mạc mũi họng; hút ma túy làm tổn thương đường hô hấp, làm phổi suy yếu và dễ mắc các bệnh viêm phổi, ung thư phổi. Chích ma túy làm làm lây lan đại dịch HIV/AIDS trong cộng đồng qua hành vi tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn; chích ma túy không đảm bảo vô trùng có thể bị pha thêm một số chất bẩn có thể gây áp-xe nơi chích, gây hoại tử hoặc gây nhiễm trùng máu có thể dẫn đến tử vong. Dùng ma túy quá liều có thể gây sốc làm tim ngừng đập, ngưng thở dẫn đến chết người. Một số loại ma túy thường gặp: cây cần sa; cây thuốc phiện (gồm thuốc phiện chín, thuốc phiện sống, xái thuốc phiện); morphine; heroin; bạch phiến; thuốc lắc; ma túy đá, ma túy tổng hợp…
Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy: Khi lên cơn nghiện, người nghiện thường nóng nảy, bồn chồn, hay ngáp vặt, đau quặn bụng, chảy nước mắt, vã mồ hôi, tiêu chảy, đồng tử nở lớn, hay nói lý lẽ. Người nghiện lâu ngày cơ thể tiều tụy, gầy ốm, da xám xịt, môi thâm, tóc tai xơ xác, thân hình bẩn thỉu, hôi hám. Người nghiện bị suy thoái về tinh thần, kém tập trung suy nghĩ, giảm thị lực, mất ý chí vì luôn thèm nhớ ma túy. Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Ngoài ra, gia đình và người thân của người nghiện cũng ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, trung bình mỗi ngày người nghiện sử dụng khoảng 200 nghìn đồng, vì không có tiền để sử dụng ma túy nên người nghiện thường lấy của cải trong nhà và trộm cắp tài sản của người khác đem cầm, bán để mua ma túy, bị bạn bè, xã hội xa lánh vì trong nhà có người nghiện. Hạnh phúc gia đình tan vỡ, con cái bị bỏ bê khi người chồng hoặc người vợ bị nghiện ma túy; mặc cảm, xấu hổ với hàng xóm, láng giềng và bà con thân tộc vì gia đình có người nghiện.
Nghiện ma túy là nguyên nhân làm gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, người nghiện không từ một hành vi nào để kiếm tiền; những hành vi phạm pháp như: trộm, cướp tài sản… thậm chí giết người. Các chất ma túy gây ảo giác làm cho người nghiện có hành vi hung bạo, gây rối, mất an ninh trật tự... trên thực tế đã có nhiều vụ việc gây thương tích, giết người và nhiều vụ việc đau lòng do ảo giác của việc sử dụng ma túy gây ra. Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý có thể kể ra một số nguyên nhân sau:
 Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, tác động của văn hoá phẩm độc hại, dẫn đến những tác động đối với lối sống của giới trẻ như: lối sống thực dụng, buông thả, không làm chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý. Mặt khác do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, do muốn thoả mãn tính tò mò, thích thể hiện mình nên nhiều người bị lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý, đặc biệt là những người lao động, làm ăn xa quê hương... Trách nhiệm của Học sinh trong phòng, chống ma tuý là:
Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành.
Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào. Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý. Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý.
Khi phát hiện những Học sinh có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.
Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.
Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường. Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo cáo cho Thầy, Cô giáo, cán bộ nhà trường.
 Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú. Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường tổ chức.
Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động.
 Ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý. Để không phải gánh chịu những hậu quả do tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy gây ra, tất cả chúng ta phải luôn nêu cao cảnh giác, nhận thức được tác hại của ma túy và tìm được những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, dần tiến tới xóa bỏ tệ nạn này.
                                                                                           

 

Nguồn tin: Giáo viên Lê Thị Mỹ Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đôi nét về nhà trường

I. Vài nét về Nhà trường: Ngày 25/8/1985 trường phổ thông cấp II, III Xuân Trường được thành lập với tên gọi mới là Trường THCS & THPT Xuân Trường (theo Quyết định số 603/QĐ/UB, ngày 25/8/1985 của UBND tỉnh Lâm Đồng). Trường tọa lạc tại thôn Cầu Đất - Xã Xuân Trường - Thành phố Đà Lạt - Tỉnh...

Thăm dò ý kiến

Giao diện mới như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây