Xây dựng tình bạn đẹp, phòng chống bạo lực học đường để cùng nhau vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Thứ sáu - 30/09/2022 08:23
Xây dựng tình bạn đẹp, phòng chống bạo lực học đường để cùng nhau vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Xây dựng tình bạn đẹp, phòng chống bạo lực học đường để cùng nhau vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Thực hiện: Tổ Sử - Địa – Công dân 
“Một thời mực tím đáng yêu tuổi thần tiên
Khoảng trời mộng ước đẹp lắm vui hồn nhiên
Tuổi mực tím rất đậm sắc hương
Tuổi thần tiên muôn vàn yêu thương….”
Tuổi học trò luôn là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Thế nhưng, có một vấn nạn đang xảy ra và ngày càng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong cộng đồng hiện nay chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối, đã và đang trở nên đáng lo ngại bởi lẽ nó gây ảnh hưởng xấu và có sự tác động sâu sắc đối với thế hệ trẻ, vì vậy cần phải có biện pháp để khắc phục, trả lại môi trường học đường trong sáng, lành mạnh cho học sinh.
Và trong những năm gần đây, vấn nạn này lại càng trở nên phổ biến hơn, mức độ nghiêm trọng cũng cao hơn. Chính vì vậy, nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề này, trường THCS & THPT Xuân Trường gửi tới các em thiếu nhi nội dung tuyên truyền: “Xây dựng tình bạn đẹp, phòng chống bạo lực học đường để cùng nhau vươn lên trong học tập và rèn luyện”
1. Bạo lực học đường là gì? 
 Đó là những lời nói, hành vi bạo lực thô bạo, thiếu văn hóa giữa học sinh với học sinh và thậm chí là giữa học sinh với thầy cô giáo.… gây nên những tổn thương về mặt tinh thần và cả thể xác, diễn ra trong phạm vi trường học. 

2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường? 
Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ các khía cạnh sau: 
  • Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ.
  • Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, …
  • Từ phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè với những lý do rất đơn giản như nhìn đểu, nói móc, ghen tị về thành tích học tập và thậm chí là “Thích thì đánh cho chừa”.
  • Sự dửng dưng của một bộ phận người trong xã hội trước những hành động bạo lực học đường. Nó khiến cho các hành động bạo lực có cơ hội được lan rộng. 
3. Hậu quả của bạo lực học đường:
    Ngoài những nguyên nhân trên, còn rất rất nhiều những nguyên nhân khác nữa dẫn đến bạo lực học đường và điều này đã để lại những hậu quả khôn lường. 
      Đối với nạn nhân: Bạo lực học đường sẽ gây ra tổn thương về cả thể xác và tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ thường trực. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có người bị hại, bởi đã có những vụ bạo hành gây mất mạng. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn.
       Đối với người gây ra bạo lực thì sẽ bị mọi người lên án, xa lánh, ghét bỏ và nghiêm trọng hơn đó còn có thể là mầm mống cho những tội ác sau này, làm hỏng tương lai của chính mình và mất dần cơ hội thành công.
4. Biện pháp để ngăn chặn, xoá bỏ bạo lực học đường:
Bạo lực học đường đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng và chúng ta cần phải có những biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ vấn nạn này. 
  • Trước hết, bản thân mỗi người cần có những nhìn nhận đúng đắn về hành vi của mình, có cách điều chỉnh và rèn luyện bản thân theo những hướng tích cực hơn.
  • Cần có sự quan tâm, giáo dục, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình và nhà trường, giúp mỗi học sinh nâng cao ý thức, nhận thức đúng đắn về mối nguy hại của bạo lực học đường.
  • Cần có những biện pháp, nội quy nghiêm ngặt để xử lý việc gây ra bạo lực học đường… 
  • Và một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn chặn vấn nạn này đó chính là xây dựng tình bạn đẹp.
  Bạo lực học đường tuy không phải là vấn đề mới nhưng nó có ảnh hưởng cũng như tác động xấu đối với toàn xã hội, vì thế mỗi bạn thiếu nhi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy luôn có ý thức học tập rèn luyện, trau dồi đạo đức trở thành con ngoan - trò giỏi - bạn tốt - thành người có ích cho xã hội, nâng cao ý thức của chính mình cũng như những người xung quanh để ngăn chặn hành vi bạo lực, trả lại cho học đường môi trường phát triển lành mạnh. 
Hãy tích cực lan tỏa những hành động đẹp, cùng xây dựng tình bạn trong sáng, đoàn kết, yêu thương em nhỏ như anh em một nhà trong ngôi nhà thứ 2 - TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC. 
Xây dựng tình bạn đẹp, phòng chống bạo lực học đường để cùng nhau vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về hội LHTN của trường THCS & THPT Xuân Trường

Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh kiên cường để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của thanh niên, tổ chức Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam ra đời và đã trở thành một tổ chức xã rộng...

Thăm dò ý kiến

Giao diện mới như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây